Đồng Nai hướng đến cung cấp gỗ hợp pháp vì mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững

30/03/2023 | 14:09

Là một trong những ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đồng Nai, Gỗ và các sản phẩm từ gỗ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của tỉnh khoảng 1,8 tỷ USD. Đồng Nai là tỉnh xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 cả nước cho tới thời điểm hiện tại. Dù là tỉnh xuất khẩu gỗ lớn nhưng hơn 80% nguồn gốc gỗ dùng để chế biến, được nhập từ nước ngoài, gỗ nguyên liệu trong tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nguyên liệu

Hiện nay, Chính phủ các nước tiêu dùng gỗ lớn như EU, Mỹ, Úc, Nhật đã đưa ra các quy định mới về gỗ hợp pháp để góp phần chống lại nạn khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp ở các nước sản xuất. Theo đó, để tham gia vào các thị trường các nước EU, Việt Nam đã ký cam kết vào Hiệp định VPA/FLEGT (Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản - đây là hiệp định thương mại về gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp giữa EU và quốc gia đối tác có tính ràng buộc pháp lý), trong đó nội dung cam kết chính là loại bỏ hoàn toàn gỗ bất hợp pháp vào chuỗi cung ứng gỗ của Việt Nam.

Các sản phẩm gỗ xuất khẩu được trưng bày tại Chợ đầu mối nội thất đồ gỗ - Tavico Hố Nai

Làm sao để nguyên liệu gỗ của tỉnh Đồng Nai đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của thế giới.

Theo số liệu theo dõi diễn biến rừng năm 2022, tỉnh Đồng Nai hiện nay có gần 173 ngàn hecta diện tích đất có rừng (tỷ lệ che phủ rừng đạt 29,24%) trong đó diện tích rừng đặc dụng hơn 99 ngàn hecta, diện tích rừng phòng hộ hơn 34 ngàn hecta, diện tích rừng sản xuất khoảng 39 ngàn hecta. Từ năm 1997, Tỉnh Đồng Nai thực hiện đóng cửa tất cả các loại rừng tự nhiên theo Quyết định số 631/QĐ.UBT ngày 24/2/1997, gỗ khai thác từ rừng trồng, chủ yếu từ 39 ngàn hecta rừng sản xuất hiện có trên địa bàn tỉnh; phần lớn doanh nghiệp kinh doanh trồng rừng, người dân chỉ chú trọng sản phẩm khai thác là cây nguyên liệu giấy với chu kỳ kinh doanh ngắn, chưa mạnh dạn kéo dài chu kỳ kinh doanh, chưa thực hiện theo chỗi hành trình từ nguồn gốc giống, trồng, quản lý, khai thác theo quy chuẩn, nên giá trị gia tăng của rừng không cao, gỗ không đảm bảo quy chuẩn, chất lượng và không được cấp chứng chỉ hợp pháp dẫn đến hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng.

Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ được khai thác, nhập khẩu, xử lý tịch thu, vận chuyển, mua bán, chế biến, xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Riêng gỗ nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật của quốc gia nơi khai thác gỗ xuất khẩu vào Việt Nam (Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính Phủ).

Hệ thống VNTLAS là hệ thống quốc gia nhằm đảm bảo việc tuân thủ luật về gỗ hợp pháp tại từng giai đoạn của chuỗi cung ứng, bao gồm khai thác, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, chế biến và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Hiện nay có hơn 50 hệ thống/cơ chế cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế và quốc gia. Ở quy mô toàn cầu có 2 hệ thống chứng chỉ  quản lý rừng bền vững có uy tín và được thị trường quốc tế công nhận đó là: FSC (Forest Stewardship Council) và PEFC (Programme for the Endorsement of Forest Certification).

Diện tích rừng đảm bảo thực hiện theo tiêu chuẩn FCS tại tỉnh

Theo đó, Đồng Nai đang hướng đến tạo lập vùng nguyên liệu là rừng trồng cây gỗ lớn và rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC để đạt tiêu chuẩn cho chế biến gỗ xuất khẩu trong tổng số diện tích 39 ngàn hecta rừng trồng hiện có của tỉnh. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh đã có khoảng hơn 7 ngàn hecta rừng được tổ chức quản trị rừng thế giới cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC vào tháng 9 năm 2013 và diện tích này vẫn đang được duy trì tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà.

Hệ thống phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp, người dân trồng rừng hướng đến tạo lập vùng nguyên liệu cung ứng gỗ hợp pháp có chứng chỉ đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu quy định tại Nghị định 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ, để doanh nghiệp được phân loại vào nhóm I, quy định doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ 4 tiêu chí, trong đó có tiêu chí quy định về đảm bảo gỗ hợp pháp. Việc được phân loại nhóm I giúp các doanh nghiệp không cần xác minh xuất khẩu tại các thị trường EU và ngoài EU, doanh nghiệp được đánh giá là tuân thủ đầy đủ các quy định của VNTLAS.

Gỗ có chứng chỉ FSC từ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà được chế biến tại Công ty Cổ phần Tân Vĩnh cửu

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có trên 900 doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ trong đó có khoảng 180 doanh nghiệp, cơ sở vừa chế biến, vừa xuất khẩu. Hiện nay, cả nước có 160 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được xếp vào nhóm I do Cục Kiểm lâm công bố, tỉnh Đồng Nai có 40 doanh nghiệp (chiếm 25%) trên tổng số doanh nghiệp được xếp vào nhóm I. Theo xu thế chung, sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ phấn đấu vào nhóm I, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu về nguồn gốc gỗ hợp pháp. Lợi ích này bao gồm cho tất cả các bên tham gia: doanh nghiệp, người dân tham gia trồng rừng, doanh nghiệp chế biến gỗ và nâng cao uy tín, vị thế của tỉnh, của quốc gia trên thị trường gỗ quốc tế.

Phát triển lâm nghiệp “bền vững” không thể tách rời “gỗ hợp pháp”

Đã có rất nhiều nhà khoa học quan ngại về nạn phá rừng và khai thác rừng bất hợp pháp và cũng có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự quan ngại của các nhà khoa học về mất rừng và suy thoái rừng. Mất rừng gây hậu quả suy thoái đất, nóng lên toàn dâu, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh.. điều này đang diễn ra ngày càng phức tạp, trên phạm vi toàn cầu. Việc khai thác sử dụng gỗ một cách hợp lý, góp phần hướng đến chấm dứt nạn phá rừng, đảm bảo nguồn cung – cầu ổn định sẽ tạo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, là một trong những giải pháp chiến lược cho sự phát triển rừng bền vững./.

                                                                                        Thùy Hương  - Phòng TCTT&XDLL

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hội nghị triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực lâm nghiệp

21/03/2024 | 09:17

Ngày 19 tháng 3 năm 2024, tại Phòng họp Hoa Mai, Ba Đình, TP. Hà Nội, Ông Nguyễn Quốc Trị - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực lâm nghiệp

Hội nghị triển nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai năm 2024

26/02/2024 | 10:21

Ngày 21/2/2024, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo phát triển Lâm nghiệp bền vững, chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai năm 2024.

Hội nghị triển khai nhiệm vụ lâm nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2024

26/02/2024 | 09:52

Ngày 23/02/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác Lâm nghiệp năm 2024. Địa điểm tổ chức, tại Thế giới gỗ và Nội thất – TAVICO HOME

Tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2023 và Hưởng ứng Chương trình trồng một tỷ cây xanh“Vì một Việt Nam xanh” của Thủ tướng Chính phủ

22/05/2023 | 08:48

Sáng ngày 19 tháng 5 năm 2023, tại Lữ đoàn pháo binh 96 (xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và Hưởng ứng Chương trình trồng một tỷ cây xanh “Vì một Việt Nam xanh” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2023.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.