ĐỒNG NAI: NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

04/01/2023 | 16:29

Khoảng 5 năm trở lại đây xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam tăng trưởng nhanh, giành được vị thế ngày càng cao trên thị trường đồ gỗ thế giới, trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm nông lâm thủy sản, mang về hàng chục tỷ USD mỗi năm. Sau thời gian tăng trưởng đột phá ngành gỗ hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức lớn, các chuyên gia dự báo khả năng tăng trưởng của ngành gỗ rất khó khăn có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD trong năm 2022.

                         Khoảng 5 năm trở lại đây xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam tăng trưởng nhanh, giành được vị thế ngày càng cao trên thị trường đồ gỗ thế giới, trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm nông lâm thủy sản, mang về hàng chục tỷ USD mỗi năm. Sau thời gian tăng trưởng đột phá ngành gỗ hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức lớn, các chuyên gia dự báo khả năng tăng trưởng của ngành gỗ rất khó khăn có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD trong năm 2022.

            Đồng Nai là một trong những tỉnh có số lượng lớn cơ sở chế biến gỗ ở khu vực Đông Nam Bộ, trên địa bàn tỉnh có gần 1.000 doanh nghiệp chế biến gỗ (chưa tính trên 500 cơ sở sản xuất hộ gia đình), chiếm 30% của toàn vùng Đông Nam Bộ. Trong tổng số các cơ sở chế biến gỗ, Đồng Nai có trên 200 doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn (có khoảng 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), tập trung nhiều ở thành phố Biên Hòa và các huyện: Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tỉnh Đồng Nai bình quân hàng năm chiếm 12 đến 14% kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả nước, đứng thứ 2 sau tỉnh Bình Dương. Trong 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ tỉnh Đồng Nai đạt 1,36 tỷ USD; sản phẩm gỗ của các Doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai xuất khẩu đi 83 nước trên thế giới, thặng dư thương mại đạt 1,2 tỷ USD, trong đó thị trường Mỹ chiếm thị phần lớn nhất 66%, Hàn Quốc chiếm 11%, còn lại là các thị trường khác.

           Tuy nhiên, những tháng gần đây, ngành gỗ đang đối mặt với tình trạng sụt giảm đơn hàng dẫn đến khả năng giảm tăng trưởng trong năm 2022. Theo khảo sát của Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai cho thấy vài tháng gần đây đơn hàng của các doanh nghiệp sụt giảm tới 50%. Trong đó Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm chính đang có sự sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân do đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga-Ukraine, mức lạm phát cao tại nhiều quốc gia, đặc biệt tại các thị trường lớn trên thế giới; trong đó có Hoa Kỳ, EU… là những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Khi hàng hóa trở nên đắt đỏ, nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm không thiết yếu sẽ giảm, việc này dẫn đến tồn kho sản phẩm đồ gỗ tại các thị trường cao, các nhà nhập khẩu sẽ hạn chế mua hàng. Bên cạnh đó đi kèm với rủi ro phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế nếu kim ngạch xuất khẩu gia tăng đột biến và không tương xứng với năng lực sản xuất thực tế.

Những giải pháp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển ngành gỗ

          Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức các hội nghị, hội thảo để gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh lâm sản nhằm tuyên truyền triển khai, hướng dẫn các quy định pháp luật có liên quan, đồng thời tiếp thu, lắng nghe các ý kiến của doanh nghiệp; đề xuất các giải pháp liên kết chuỗi phát triển thương hiệu ngành Gỗ Việt nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cả nước.

          Hiệp hội gỗ đăng ký hỗ trợ từ chương trình xúc tiến thương mại của Tỉnh để tham gia Hội chợ chuyên ngành gỗ ở nước ngoài nhằm quảng bá, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.

          Tại Hội nghị giao ban ngành Gỗ quý III.2022 tại Đồng Nai, Tổng cục Lâm nghiệp cũng đưa ra đề nghị với các Hiệp hội ngành gỗ, nên khuyến cáo đến các Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thị trường thường xuyên. Kiến nghị các Doanh nghiệp nhanh chóng phát triển thương mại điện tử, chuyển đổi số, cải tiến công nghệ; liên kết nhằm giảm giá thành; tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, xây dựng và nhân rộng các vùng nguyên liệu gỗ hợp pháp có chứng chỉ FSC nhằm đẩy mạnh chuỗi sản xuất xuất khẩu từ nguyên liệu gỗ trong nước

.

Chương trình Tọa đàm Nhịp cầu tri thức với chủ đề “Phát triển thương hiệu ngành Gỗ Việt”, thời lượng 45 phút với sự tham gia trực tiếp của Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai và Ông Lê Văn Gọi- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, chương trình đã phát sóng vào lúc 15h00 thứ sáu ngày 09/9/2022 trên kênh ĐN2, thông qua chương trình đã đánh giá một cách khách quan thực trạng ngành, đề xuất các giải pháp trong ngắn hạn và định hướng lâu dài cho ngành gỗ phát triển ổn định bền vững.

          Trước tình thế này, phía Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng kiến nghị các Ngân hàng nên có chính sách ưu đãi để các Doanh nghiệp ngành gỗ vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay. Cụ thể, Doanh nghiệp mong muốn được giãn nợ, giảm lãi suất; gia hạn các khoản vay đến hạn; cho vay tồn kho, tín chấp; tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính có chính sách về thuế, phí để hỗ trợ Doanh nghiệp ngành gỗ như giảm, chậm thu thuế thu nhập Doanh nghiệp; giảm tiền thuê đất; hoàn thuế giá trị gia tăng nhanh nhất nhằm trả vốn cho doanh nghiệp./.

                                                                                                     Bài và Ảnh

                                                                                         Nguyễn Thị Thu Hoài

Viết bình luận mới

Xem thêm

Khám phá "di sản xanh" của Đồng Nai trên bạt ngàn những cánh rừng ngập mặn

13/11/2024 | 10:50

Rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành, thuộc tỉnh Đồng Nai, từ lâu đã được ví như “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ. Với diện tích gần 8 ngàn hécta, trong đó 4,9 ngàn hécta có rừng, không chỉ mang vẻ đẹp hoang sơ, mà còn là một hệ sinh thái phong phú và đa dạng.

C.P. Việt Nam trồng và chăm sóc 10 ha rừng ngập mặn tại Đồng Nai

16/09/2024 | 14:48

Nhằm mở rộng dự án ‘C.P. Việt Nam -Hành trình vì một Việt Nam xanh 2021-2025’, Công ty C.P. Việt Nam sẽ trồng mới và chăm sóc 10 ha rừng ngập mặn trong năm 2024. Đó là thông tin được bà Lê Nhật Thùy, Phó tổng giám đốc Cấp cao C.P. Việt Nam cho biết tại lễ khởi động trồng rừng ngập mặn tại xã Phước An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, do Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) phối hợp với Sở NN-PTNT Đồng Nai và Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành tổ chức. Hoạt động này có sự tham gia của đại diện các sở ban ngành địa phương và hàng đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty C.P. Việt Nam.

Hội thảo triển khai ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc (Hệ thống iTwood) cho chủ rừng, các Doanh nghiệp chế biến gỗ trong quản lý chuỗi cung gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

26/08/2024 | 15:55

Ngày 23/08/2024, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo triển khai ứng dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng hợp pháp của Việt Nam (Hệ thống iTwood) trong quản lý chuỗi cung gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

18/06/2024 | 09:52

Ngày 14/6/2024, tại TAVICOHOME, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam phối hợp Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA) tổ chức Hội thảo tập huấn “Hệ thống trách nhiệm giải trình (DDS) trong đảm bảo gỗ hợp pháp và kỹ năng phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ, EU và một số nước thị trường Bắc Á”

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.